Monday, October 21, 2013

Vietnam POW / Thế Nào Anh Cũng Đến

Welcome Home !!!

 Lee Ellis POW/MIA Vietnam

 on C141 flight home

 

Video of the event at Nixon Library / POW Reunite after 40 years

   
Newly Found Video Shors John McCain's P.O.W. Release

 

Marking the 40th Anniversary of Returning with Honor—Thoughts and a Courage Challenge

14 Mar
Lee Ellis - Vietnam POW Release
Americans POWs in Vietnam are shown being released from the Hanoi Hilton on March 14, 1973. The arrow shows Lee Ellis standing with his comrades by order of capture. Also pictured at the front is Senator John McCain. Photo courtesy of Getty Images
Today marks forty years since the third big release of POWs from Hanoi. It was a wonderful day as we were handed over one a time to an Air Force Brigadier General at Hanoi’s Gia Lam airport. We saluted, shook hands and then headed into the waiting womb of a beautiful C-141—we called it the Hanoi Taxi. As soon as it was loaded with our little group, we taxied out and in the flamboyant style of aviators, flew to our freedom. After more than five years of Communist captivity it does not get much better than that.

“Looking back with the perspective of the wisdom of age and years, I can say that the greatest feeling I have is gratitude.”
Looking back with the perspective of the wisdom of age and years, I can say that the greatest feeling I have is gratitude. I’m so thankful for freedom—to see the stars at night and the sunrise and sunset of the day, to be able to roam, to make choices, to plan something and then actually go do it. Also, I’m grateful for the seemingly simple things—to have hot water, good meals, and all the comforts that we enjoy. Since my return, I’ve been blessed with a wonderful wife Mary, four grown children and six grandchildren. I love my work and feel blessed to get up every morning and thankful to go to bed with a real mattress at night. I’m thankful for friends and especially for our great country and the people who appreciate it.
I’m also aware that with these great privileges of freedom and prosperity come great responsibilities. As citizens we must stand tall and protect the vision of our founding fathers—a republic where the individual has opportunity and worth.
Today I’d like to share with you the words I use in closing many of my speeches. The first three lines come from the trailer to The Return of the King (The Lord of the Rings trilogy), and the last line is mine –

“There is no freedom without sacrifice.”

“There is no victory without loss.”

“There is no glory without suffering.”
To those three great lines of truth, I’d like to add one more that I believe is crucial for our country right now.

“There is no honor without courage.”
Live courageously – lean into the pain of your fears to do the right thing. You can never go wrong doing right.
God Bless You All,
Lee
——————–
Lee Ellis 
is Founder & President of Leadership Freedom LLC® & FreedomStar Media™.
He is a leadership consultant and expert in teambuilding, executive development & assessments
Email | LinkedIn | Web | Blog | Book | Facebook | Twitter

He is the author of Leading with Honor: Leadership Lessons from the Hanoi Hilton










 40 years reunion at Nixon Library


Saturday, October 19, 2013

Chuyện Tình Thời Chinh Chiến / Thế Nào Anh Cũng Đến

Tr/Tá Phạm Văn Phạm Phi đoàn 524 (Thiên Lôi), Kingbee Đặng Quỳnh PĐ219, Trung Tá  Đặng Duy Lạc ( sau này là Đại Tá)  bắt tay với Trung Tá Nguyễn Văn Nghĩa (PĐT/PĐ 219) hình chụp năm 1973 Trung Tá Nghĩa vừa mơi gắn lon

Ðầu tháng 9-96, báo Ngày Nay ở Houston có đăng một lá thư, tác giả là một người đàn bà ký tên Nga (Sàigòn) gửi cho người yêu cũ Duy, tức Ðại Tá Không Quân Ðặng Duy Lạc, người đã viết đoản văn "Giòng Ðời" trên Ðặc san Ngàn Sao của Hội Không Quân Houston, số mùa Hè 92 với bút danh Duy Lạc.

"Giòng Ðời" là một bài văn hồi tưởng về cuộc tình lỡ của tác giả trong thời niên thiếu. Ðó là mối tình đầu, như rất nhiều mối tình đầu dang dở khác, ở cái thời đại mà tình yêu trai gái coi như trái cấm bởi vòng rào luân lý, và quan niệm tương giao nam nữ khắt khe của xã hội đương thời. Biết bao mối tình trong sáng, ngây thơ, chất phác, như những đóa hoa yêu e lệ nở rụt rè, rồi tan vỡ, để lại trong văn chương nhiều chuyện tình đẫm lệ, dư âm còn mãi đến bây giờ.

Trong phần giới thiệu, Ngày Nay viết: "... Tác giả (Duy Lạc) kể lại mối tình đầu của mình vào thời niên thiếu, lúc cắp sách đến trường huyện với một người con gái tên Nga học cùng lớp. Lúc đó, vào dịp toàn dân kháng Pháp, 1945. Thời thế sau đó đổi thay, ông Duy Lạc vào Nam, rồi trở thành một Sĩ quan Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Còn cô Nga trở thành một người lính của phía bên kia, vượt Trường Sơn vào Nam .

Chuyện không ngờ là tờ Ngàn Sao lọt được về Sàigòn, và cô Nga ngày xưa được đọc bài "Giòng Ðời" và sau đó, viết một bài chuyển ra ngoài với tên "Hồi Âm Giòng Ðời"... Ðây là một bức thư tâm tình riêng tư giữa hai người bạn lòng, nhưng tình tiết ghi lại một giai đoạn phân ly nghiệt ngã của đất nước..."

Bài "Hồi Âm Giòng Ðời" đăng trên Ngày Nay đã gây một xôn xao dư luận, nhất là trong dư luận Không Quân. Ở một vài nơi, có những báo khác đăng lại. Ðây là chuyện tình cảm động của thế hệ chúng ta, với đầy đủ tính cách bi thương, lãng mạn, chung thủy và đằm thắm biết bao, trong bối cảnh đau thương của đất nước, với cuộc phân tranh đối đầu chủ nghĩa, huynh đệ tương tàn.

Lý Tưởng dăng lại bài văn "Hồi Âm Giòng Ðời", vì thứ nhất, ngoài tính chất bi thảm của một câu chuyện đầy bi thảm, còn vì cái đoạn kết bất ngờ và đau sót là Ðại Tá Ðặng Duy Lạc đã chết đường đột, ít ngày sau khi bài báo được phổ biến. Có thể chăng, lá thư tình gởi muộn đã làm anh rúng động và cảm xúc, vì ăn năn, hờn trách mình ngày xưa đã rụt rè, yêu không dám ngỏ và đã hiểu lầm, hóa nên cuộc tình thành chia biệt 40 năm...?

Nỗi riêng nhớ ít tưởng nhiều... (Kiều)

Phải chăng chính cái tâm "quán tưởng" theo kinh Phật mà Nguyễn Du đề cập đến rất nhiều lần trong truyện Kiều, đã khiến con người nòi tình nghệ sĩ Ðặng Duy Lạc tưởng tượng thêm ra những tình tiết đẹp đẽ cho mối duyên dang dở, để càng nặng lòng tiếc nuối, âu sầu, đắm đuối mình trong niềm ai oán với trò chơi nghiệt ngã của định mệnh? Anh khổ dau, dằn vặt bởi giòng chữ bùi ngùi thương tội "Anh đã từ phương xa lại, mình gặp gỡ nhau, anh gieo vào lòng em một vết thương, rồi anh lẳng lặng ra đi không một lời từ biệt..." khiến "Anh Duy thân mến" của Nga đã bơi ngược giòng đời, day dứt niềm thương, đem xuống tuyền đài mối tình đằng đẳng chưa tan.

Thứ nữa, "Hồi Âm Giòng Ðời" của Nga Sàigòn có một giá trị văn chương cao vượt trên "Giòng Ðời" của Duy Lạc khó mà phủ nhận. Người nữ đó đã sống hết ngả truân chuyên, trôi cuốn theo giòng cuồng lưu vận nước, vô độ thảm thương hơn thân phận Thúy Kiều, khổ đau và tủi nhục trên cả Lara trong "Dr. Jivago", vượt xa cơn khốn khó của Catherine Barkley trong "A Farawell To Arms". Những nhân vật nữ đa truân của văn chương nhân loại. Người đàn bà tên Nga đã cho đi ở lứa tuổi thanh xuân đẹp đẽ đó, cả cuộc đời nàng vì lý tưởng thiêng liêng dành cho đất nước, thủy chung ôm giữ mối tình đầu câm lặng cùng niềm u oán... Ðể bốn chục năm sau, bàng hoàng sống lại nguyên tròn cảm giác bồi hồi xưa cũ, nửa đêm ngồi viết lá thư dài, gửi "Anh Duy dấu yêu" những lời nồng nàng tha thiết, bây giờ mới ngỏ... Ðể tim người tình năm xưa quặn thắt và đau buốt nhức, tay cầm tờ thơ cũng run lên, như trước đây, bên trời xa mù tắp, Nga cũng run lên "còn hơn bị B-52 trải thảm", khi đọc "Giòng Ðời" trên giai phẩm Ngàn Sao.

Thiên tình sử đã được viết ra bằng những giòng chữ đầm đìa ngấn lệ, văn chương tới độ chân thành, cảm động, khiến hoe rưng người đọc. Thêm vào đó, "Hồi Âm Giòng Ðời" còn là một tác phẩm sâu sắc, tát thẳng vào mặt chế độ với những giòng chữ viết ra từ một người theo cách mạng... Ðó là tâm trang não nề của "người đàn bà góa bụa mái tóc đã bắt đầu điểm sương ngồi viết thư cho người bạn tình xa cách nửa vòng trái đất...

"Hồi Âm Giòng Ðời" nói lên đầy đủ cái thảm kịch của thế hệ chúng ta, của phần số đau thương bất hạnh dân tộc ta gánh chịu. Lý Tưởng trân trọng mời bạn đọc theo dõi và cảm xúc với từng giòng chữ phô diễn chân thành tâm trạng người viết, để hiểu tại sao cái khổ đau ray rứt đã khiến ông Ðại Tá Phi công Khu trục Ðặng Duy Lạc không gượng nổi, phải từ giã anh em, từ giã bạn bè để ra đi mang theo tình yêu thánh hóa sang bên kia thế giới...


(Ðào Vũ Anh Hùng)





======================================================





GIÒNG ÐỜI


Duy Lạc.

Tôi sinh ra vào thế hệ của thập niên 30. Thế hệ của chúng tôi chịu nhiều xáo trộn điên đảo nhất trong giòng lịch sử 60 năm của dân tộc (1930-1990). Chúng tôi may mắn là nhân chứng của nhiều sự hưng vong của bao chế độ và cuối cùng được nhìn tận mắt sự sụp đổ ngoạn mục của chế độ Cộng sản bạo ngược khắp thế giới. Ðó cũng là một niềm an ủi cuối đời cho thế hệ chúng tôi, những người chống cộng sản phải bỏ nước ra đi lang thang, bơ vơ, chịu nhiều bất hạnh, mang nhiều nổi đau buồn trên đất khách.

Ngày xưa từ tuổi nhi đồng qua thời niên thiếu, chúng tôi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của luân lý đạo đức Khổng Mạnh qua các tập "Luân Lý Giáo Khoa Thư" ở nhà trường. Trong xã hội lúc bấy giờ, một thời văn chương lãng mạn của các nhà thơ: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư, Hàng Mạc Tử, Chế Lan Viên.v.v... và nhóm chủ trương Tự Lực Văn Ðoàn của Nhất Linh đã mang lại cho chúng tôi một ít mơ mộng về tình yêu (Hồn Bướm Mơ Tiên), hay ý thức mơ hồ về các hoạt động cách mạng (Ðôi Bạn). Sau đó từ năm 1935-1945, dòng nhạc tiền chiến trữ tình và lòng yêu nước của Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Phạm Duy,Tô Vũ, Ðặng Thế Phong.v.v... đã thật sự thấm nhập tâm hồn tuổi trẻ vừa lãng mạn vừa khơi động tình yêu tổ quốc của tuổi thanh niên.

Kế đến thế chiến thứ hai vào giai đoạn chót bộc phát dữ dội. Bom đạn của chiến tranh bắt đầu tàn phá quê hương. Nương theo sự thất trận của Nhật, nhiều phong trào yêu nước chống Pháp nổi dậy, cuối cùng đi đến ngày 19-8-1945, ngày toàn quốc khởi nghĩa mà bọn Việt Minh Cộng sản quỷ quyệt cướp lấy công đầu. Và cũng từ hoàn cảnh đó, đám thanh niên thế hệ chúng tôi một số vào rừng, vào bưng, vào chiến khu để theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc. Một số khác vì còn trẻ tuổi, phải bỏ thành phố tản mác về vùng quê để tạm lánh cư.

Cũng như mọi gia đình khác, cha mẹ chúng tôi vội vã bỏ hết gia sản chạy về vùng quê miền Trung. Từ đó đời tôi bắt đầu một khúc quanh: cơ cực cũng lắm, hạnh phúc cũng nhiều, chạy dài suốt một thời niên thiếu. Tôi dần dần yêu thích cảnh sống đồng quê. Say sưa với núi cao, biển rộng, rừng thông, đồi cát, ruộng mía nương khoai với những hình ảnh của đình chùa, miếu mão. Tôi yêu thương làng tôi qua lũy tre xanh. Con đường nho nhỏ thông reo. Ngôi đình cổ kính nằm bên chân đồi. Tôi mê nhất những buổi trưa hè ngồi nghe tiếng thông vi vu, réo rắt một điệu nhạc buồn như tiếng sáo diều từ lưng đồi vọng lại.

Tuổi thơ của tôi thấm đậm tình quê hương từ những ngày tháng êm đềm thơ dại đó. Những năm đầu kháng chiến, gia đình tôi chưa đến nỗi sa sút. Tôi được đi học tại trường Trung học cấp huyện, cất ngay trong làng. Ở miệt thôn quê thời kháng chiến, sự học hành bị gián đoạn nên học sinh tuy ngồi chung lớp nhưng tuổi tác chênh lệch nhau. Trong lớp "Ðệ nhất niên" của tôi có độ mươi cô nữ sinh. Các cô thuộc người làng hoặc từ những làng kế cận đến học. Phần nhiều nữ sinh thuộc gia đình giàu có trong đám hương mục ngày xưa như Chánh Tổng, Xã Trưởng, Hương Lý, Hương Hộ.v.v...

Các cô tuy là gái quê nhưng trông cũng xinh đẹp lượt là lắm. Tôi thời đó học hành dốt nát, chỉ thích lêu lỏng ngoài đường. Chuyện nhà trốn tránh, chuyện bạn bè thì mau mắn. Tôi lang thang suốt xóm trên làng dưới, tập đàn ca với đám nữ sinh cùng lớp, ít khi có mặt ở nhà.. Công việc nặng nhọc trong gia đình tôi giao cho chú em kế gánh vác. Mẹ già nhiều lúc mắng mỏ rầy la, tôi vẫn trơ mặt thịt.

Ðã vậy tôi còn tơ tưởng yêu đương. Tôi yêu tha thiết một cô em tên Nga cùng lớp. Em ngồi dãy bàn trước mặt. Tôi còn nhớ chiếc áo chemise lụa mỏng và chiếc quần lãnh đen của em. Em có đôi mắt nhung huyền sâu thẳm như đáy hồ thu mà tôi tự nguyện chết đuối trong đó những lần em quay lại nhìn tôi cầu cứu. Ðôi môi em đỏ hồng gợi cảm. Những lúc em ban phát cho tôi một nụ cười cám ơn khi tôi cho cóp bi bài toán là những lần tim tôi như ngừng đập. Em thường liếc xéo tôi mỗi khi tôi trêu chọc. Cái nguýt dài, con mắt có đuôi, kèm theo một nụ cười mỉm của cô gái dậy thì, có lúc là một "message" ưng chịu kín đáo của thời đó.

Thật tình lúc bấy giờ tôi không đoán được Nga có cảm tình gì với tôi chưa. Nhưng riêng tôi, tôi đã mê tít nàng. Cứ mỗi ngày cô em nghỉ học là mỗi ngày tôi thẩn thờ nhớ nhung. Tôi tương tư nàng như Nguyễn Bính tương tư "Cô hàng xóm"

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mồng tơi xanh dờn...

Tuy yêu thương mê mẩn như thế, tôi chưa dám nói một lời yêu thương cùng nàng. Hồi đó tôi đen đúa xấu trai. Tóc chải bảy ba có thên một chút tango ổ quạ ngay trước trán (thời trang 1945). Tôi gầy đét và cao lêu nghiêu như cây sậy. Thật tình nhìn kỹ tôi chả giống con giáp nào! Tôi chỉ được tiếng "người Sàigòn" và một chút tài mọn về đàn ca hát xướng. Vì vậy, tôi chủ quan nghĩ rằng em đã cảm tình với tôi. Một hôm vào dịp nhà trường tổ chức đi cắm trại qua đêm ở một rừng dừa ven biển. Dĩ nhiên tối hôm ấy có đốt lửa trại và thi đua văn nghệ, giữa mấy trăm học sinh cùng trường. Tôi táo bạo ghi tên tham dự, cốt để chứng tỏ với Nga về khả năng văn nghệ của mình.. Ðêm hôm đó, trước đám đông đảo học sinh, tôi đơn ca bản nhạc "Nhớ Chiến Khu", một bài ca tủ của tôi, "Còn đâu trong chiến khu trên rừng chiều. Bên đèo tiếng suối reo, ngàn thông réo..." Tôi đang mơ màng vừa ca vừa diễn xuất bộ mặt sầu sầu của anh Vệ quốc Quân nhớ nhà, nào ngờ đến đoạn cao nhất của bài hát, một phần vì khớp, một phần vì nhìn thấy cô nàng đang theo dõi mình, tự nhiên tôi té giọng kim, dứt đoạn, rồi ngừng ngang nửa chừng. Tôi đúng như trời trồng giữa tiếng vỗ tay la ó của đám học sinh. Tôi xấu hổ, tay chân thừa thải, mặt đỏ bừng chỉ muốn độn thổ cho xong. Tội nghiệp Nga, nàng cúi đầu thương hại cho tôi.

Rồi có một lần, chuyện phải đến đã đến, Nga ngỏ lời mời tôi đến nhà nàng chơi vào chiều thứ bảy. Tôi sung sướng nhận lời. Dịp này nhất định tôi sẽ bộc lộ tâm sự với nàng bằng một lá thơ. Mấy ngày liền tôi ngồi nắn nót viết bức thư tình đầu tiên. Tôi còn nhớ rõ bức thư viết dài và hay lắm. Tôi diễn tả mối tình say đắm của mình. Văn chương lãng mạn và ướt át vô cùng.

Trong bức thư tôi còn làm dáng về vốn Pháp văn của mình bằng hai câu bất hủ "L'homme sans amour comme La Terre sans Lumière" mà tôi thuổng được ở mấy bức thư tình của bà chị tôi. Chiều hôm ấy, tôi băng mấy cánh rừng dương để đến nhà nàng.

Nhà Nga xinh xắn bao quanh bởi một vườn cau và một hàng rào bông bụp tím nhạt. Vườn có nhiều hoa và cây ăn trái. Tôi dạo chơi thơ thẩn trong vườn cùng nàng suốt buổi tối. Nàng bóc bưởi mời tôi ăn. Tôi trèo cây hái khế tặng nàng. Cứ như thế mãi cho đến khi trăng treo đầu ngọn cau và hoa bưởi bắt đầu tỏa hương thơm ngát, tôi mới từ giã nàng. Trước khi về tôi dúi vội bức thư vào tay nàng. Nàng ngập ngừng e thẹn nhận lấy thư tôi.

Sau ngày trao bức thư tình, tôi cảm thấy yêu đời, mơ mộng nhiều hơn. Và trong khi tôi nao nức đợi chờ hồi âm, thì hởi ơi! Hai câu Pháp văn bất hủ tôi viết cho nàng được loan truyền khắp nơi nhất là trong đám nữ sinh. Mấy bà chị họ, mỗi lần gặp tôi đều tủm tỉm cười, làm tôi xấu hổ vô cùng. Tôi loáng thoáng đoán rằng tôi đã lầm và quá chủ quan, chớ nàng không hề yêu thương hay tình cảm gì với tôi. Nàng đã đem bức thư của tôi bêu rếu để làm trò cười. Từ đó tôi không nhìn nàng. Tôi đau khổ hận đời, hận nàng và trốn học luôn...

Cho đến một ngày trước khi xuống tàu bỏ trốn vào Nam, vì vô tình hay cố ý, Nga chận tôi trên con đường làng vắng vẻ, gương mặt xanh xao, ánh mắt buồn buồn. Nàng khóc thật nhiều và giải thích với tôi rằng nàng đã yêu tôi. Chuyện bức thư là lỗi bất cẩn của nàng (Nga cho người bạn gái mượn quyển sách trong đó có dấu bức thư).

Nàng trách tôi tại sao bỏ học và trốn tránh không nhìn mặt nàng. Lần đầu tiên tôi run run cầm tay nàng, nhìn sâu vào đôi mắt lệ nhạt nhòa, thổn thức không nói một lời, bởi vì ngày tôi nhận được hạnh phúc tình yêu đầu đời và cũng là ngày tôi xót xa chia tay mối tình học trò ngắn ngủi đó. Ngày hôm đó, tôi đau đớn vĩnh biệt Nga mà chính nàng không hề hay biết.

Con thuyền đưa tôi vào Nam chập chùng giông bão. Giông bão xô dạt con thuyền. Giông bão ngay trong lòng tôi...

Tôi có người em kế, cùng trạc tuổi. Chúng tôi là hai thái cực. Chú Lâm hiền hòa thích sống trong gia đình. Tôi mê cuộc đời hải hồ lang bạt. Lớn lên, hai anh em cùng vào quân đội. Tôi đi lính Không Quân đồn trú tại Pleiku. Chú đi sĩ quan Thủ Ðức đóng đồn ở Daksut. Những ngày cao nguyên sôi động, nhiều lần từ trời cao, tôi xót xa nhìn chú bị vây hãm dưới đồn. Anh em tuy đóng quân cùng một vùng nhưng chả bao giờ gặp nhau. Thỉnh thoảng hành quân ngang đồn, tôi bay thấp để chào chú, hoặc liên lạc FM để thăm hỏi sức khỏe và nhắn tin nhà, thế thôi. Vậy mà chú Lâm vẫn vui vẻ sống cuộc đời gian khổ bộ binh.

Mãi đến ngày bỏ nước ra đi, chú ra đi một mình không kịp đón gia đình vợ con. Những năm tháng xa quê hương, chú Lâm vẫn sống cảnh đơn lẻ ở một tiểu bang xa lắc xa lơ. Nhưng mấy năm gần đây, chắc có lẽ chịu hết nổi cảnh "Ðồn Lẻ Chiều Xuân" chú đã âm thầm bước thêm bước nữa để nếm mùi "một cảnh hai quê". Thật tội nghiệp!

Hôm Tết vừa qua, nhân dịp đi công tác cho hãng ở Hà Nội. Lâm ghé Sàigòn thăm nhà và về làng thăm quê cũ. Một sự việc bất ngờ và cảm động là chú Lâm đã tìm được dấu tích của Nga ngày xưa. Ðuợc biết nàng đã trốn ra Bắc năm 1956 và sau ngày Viẽt cộng cưỡng chiếm miền Nam, nàng trở về với quân hàm Ðại úy và là vợ lẽ của một ông tướng già Việt cộng. Hiện nay nàng đang ở Sàigòn, khu cư xá sĩ quan Chí Hòa và ông tướng già đã chết. Trước khi trở về Mỹ, Lâm có đến tìm gặp nàng. Nga sững sốt mừng rỡ khi nhận ra Lâm em của tôi. Nàng vui vẻ kể chuyện xưa về tôi với chú Lâm và nói rõ lý do vì sao nàng bỏ xứ ra đi. Trong câu chuyện thăm hỏi, Lâm đã cố khơi lại chuyện tình ngày xưa của chúng tôi. Lâm nói: "Anh tôi vẫn nhắc nhớ về chị." Nàng cúi đầu lặng lẽ, giọng buồn buồn: "Dạ vâng, tôi đoán thế." Và nàng cảm động cho biết người làng đã kể: Có lần tôi một mình lái xe về thăm vườn cũ tìm lại người xưa, và người xưa không còn nữa. Lâm tiếp tục thăm dò: "Chị có biết anh tôi ngày xưa làm gì không?" "Dạ tôi biết, nghe nói anh ấy là một phi công trong Không Lực Cộng Hòa." "Chị có oán hận, căm thù gì chúng tôi không?" Nga lắc đầu cười chua chát, "Tôi không nghĩ đến điều đó, và chẳng bao giờ nghĩ như vậy, nhất là đối với anh ấy..."

Nàng trả lời với đôi mắt mơ màng xa vắng. Chắc có lẽ chú Lâm đã vô tình khơi dậy những kỹ niệm thời học trò của nàng. Những kỹ niệm tưởng như đã chôn vùi dưới lớp bụi thời gian sau bốn mươi năm xa cách.

Và trong buổi chiều hôm đó, theo lời nhật xét của chú Lâm. Nga như "lội ngược giòng thời gian" tìm sống lại quảng đời con gái ngây thơ, cùng với mối tình thơ mộng và đẹp nhất của đời nàng. Vì đó là mối tình đầu và mối tình không có đoạn cuối.



=====================================



Hồi Âm "GIÒNG ÐỜI..."_ Nga Sàigòn.


Anh Duy thân mến,

Em ngồi viết lá thư này cho anh khi cơn mưa vừa mới tạnh. Cơn giông miền nhiệt đới ào ạt, kéo dài độ chừng hai tiếng đồng hồ, nhưng cũng đã làm cho cái nóng oi bức của Sàigòn dịu bớt. Mưa đã dứt, chỉ còn những giọt nước nhỏ thỉnh thoảng tí tách rơi trên miếng tôn mỏng hứng nước bên hiên nhà. Nghe tiếng giọt nước gõ đều đặn, rồi nghe tiếng nhịp tim mình đập, em bỗng thấy hình như mình mang một tâm trạng bồi hồi. Ðặt bút viết là thư này cho anh, lòng em cũng cảm thấy bồi hồi như thủa ấy cầm tay anh lần đầu, mà không ngờ cũng là lần chào ly biệt.... Không biết rồi lá thư này có thể đến tay anh? Nếu may mà thư đến, đọc xong anh sẽ nghĩ gì? Thôi em cũng liều... Cầm bằng như gió mang đi.

Tuần trước em đến thăm chị Hạnh, người bạn làm việc cùng cơ quan với em trước đây. Chị ấy xin phục viên sớm, vì đồng lương nhà nước trả không đủ sống. Chưa kể là đôi ba tháng nhà nước không có tiền phát cho nhân viên. Chị Hạnh bây giờ làm nghề buôn chui sách báo nước ngoài. Ở chỗ này thì em phải giải thích thì anh mới rõ tại sao ngày nay nước mình lại có cái nghề lạ như vậy. Từ ngày các nước xã hội chủ nghĩa anh em ngưng viện trợ, nhà nước cần ngoại tệ nên họ đã mở cửa, khuyến khích người Việt ở nước ngoài về thăm quê hương. Tuy có lệnh kiểm soát gắt gao ở các cửa khẩu hải quan những món hàng quốc cấm như sách báo tuyên truyền của phe tư bản, nhưng tệ nạn tham nhũng tràn lan không có cách gì ngăn cản nổi. Vì thế, du khách chỉ cần đút lót vài ba bao thuốc thơm, chiếc đồng hồ rẻ tiền..v.v... thì cái gì to như con voi qua cũng lọt. Người dân ở quê nhà bây giờ không ai thèm đọc báo nhà nước, ngày nào ngày ấy tin tức đều nhai đi nhai lại một luận điệu cũ rích. Người ta còn khôi hài nói rằng chỉ có tin tức khí tượng là không sặc mùi tuyên truyền, còn hầu hết đều... cuội! Vì thế dân chúng mới lén lút thuê hoặc mua lại báo chí bằng Việt ngữ hay bằng ngoại ngữ xuất bản tại nước ngoài.

Gặp em, chị ấy vội kéo vào buồng trong nói nhỏ:
- Này Nga, tôi có món quà này, chắc Nga sẽ thích vô cùng
Em chưa kịp hỏi chi ấy món quà gì, chị Hạnh đã dúi vào tay em một tờ báo. Chị nói:
- Dấu cho kỹ vào người đi! Về nhà, chờ đêm khuya thanh vắng rồi hãy đem ra đọc. Ðọc để xúc động vì "người ta" còn nhớ tới mình!

Nhìn trang bìa tờ báo có hình một nửa chiếc máy bay phản lực đậu trên phi đạo và tên tờ báo là Ngàn Sao, lại nghe chị Hạnh nói bóng gió xa xôi, em linh cảm một điều gì đó rất mơ hồ. Nửa năm trước, chú Lâm từ bên Mỹ đi công tác cho hãng về Việt Nam đến thăm em. Chú ấy nhắc đến anh, đến tình cảm anh vẫn âm thầm dành cho em. Giác quan thứ sáu xui em liên tưởng đến một điều gí đó (mơ hồ thôi) rằng anh, chàng Phi công Cộng Hòa lãng mạn, có thể đem chuyện tình hai đứa dệt thành văn? Cầm tờ báo trên tay, em run còn hơn bị B-52 trải thảm hay như hồi sơ tán phòng không ở Việt Bắc. Chị Hạnh trấn an:


- Làm gì mà run dữ vậy? Bề nào Nga cũng là cựu sĩ quan quân đội nhân dân, công an nào dám đụng đến?

Em run không phải là sợ công an khám xét thấy mình mang món hàng quốc cấm. Em run vì không hiểu điều dự đoán của mình có phải là sự thực. Em run vì liên tưởng đến người bạn năm xưa vẫn còn nhớ đến mình. Anh đừng cười em già rồi mà còn vớ vẩn.

Chị Hạnh là người bạn sát cánh với em vào thời kỳ chiến đấu dọc Trường Sơn. Chị ấy cũng là con nhà tiểu tư sản như mình, nên em thường nhỏ to tâm sự trong những lúc dừng quân. Em có kể cho chị ấy nghe về anh, người bạn học cùng trường thủa thiếu thời.

Về nhà, chờ đêm khuya thanh vắng, mọi người đều đã say giấc nồng, em len lén đem tờ báo ra chong đèn lên đọc. Em đọc từng trang, rồi em dừng lại ở bài viết mang tên tác giả Duy Lạc, "Chắc chắn là anh đây rồi?!" Em tự nhủ: Quả nhiên đúng như điều em dự đoán.

Thời gian trôi nhanh quá anh nhỉ? Thấm thoát đã bốn mươi năm rồi còn gì? Bao nhiêu tấn tuồng dâu bể diễn ra! Bao nhiêu nước chảy dưới cầu! Hai mái tóc xanh của đôi trẻ ngày nay đã bắt đầu điểm trắng.

Chiến tranh bùng nổ, anh từ Sàigòn về lánh nạn ở quê nhà. May mắn thay giặc chưa thể tràn về vùng đất của mình, nên chúng ta có một thời kỳ bình yên. Khí thế bừng bừng của phong trào giành độc lập xứ sở bốc cao khiến tất cả thanh niên hăm hở lên đường làm anh vệ quốc quân. Tuy bọn mình còn nhỏ mà trong trí óc non nớt cũng đã thấy lòng rộn ràng vui thích như đi trẩy hội ngày Xuân. Em còn nhớ đêm liên hoan, anh hát bài "Nhớ Chiến Khu". Lúc bấy giờ nghe giọng anh run run, em cứ tưởng anh vì cảm thương nỗi nhớ nhà của anh vệ quốc quân trong núi rừng thâm u; nào dè anh run ...vì ánh mắt ngưỡng mộ va say mê theo dõi của em. Thì ra nhãn lực của em cũng khá đấy anh Duy nhỉ?

Dạo ấy lần đầu tiên nghe anh trả bài thầy giáo, em mới để ý thấy cách phát âm của anh khác với những học trò con trai trong huyện. Chẳng hạn, "mờ mịt" thì anh phát âm thành "mờ mịch" hay "vui quá" thành "vui góa". Và còn nhiều chữ độc đáo nữa...

Mới đầu bọn học trò trong lớp, rồi về sau bọn học trò của cả trường thường nhại cách phát âm ấy để trêu ghẹo anh. Thoạt tiên em cũng cười hùa theo bọn chúng, nhưng thấy anh chẳng phản ứng gì, mà chỉ nhún vai cười khỉnh rất là... Sàigòn, tự nhiên em đâm ra thích cái giọng ấy mới kỳ chứ! Mỗi lần đến giờ học, em đều cầu mong thầy giáo gọi anh lên trả bài để em được nghe cái giọng ngồ ngộ ấy.

Anh còn nhớ lần đi cắm trại đầu tiên do nhà trường tổ chức trước vụ Hè 51 không? Lớp mình chia làm bốn toán mà anh thì ở toán A, còn em ở toán B. Khi đến nơi, ai nấy đều lo căng lều dựng trại của toán mình, trong lúc đó anh lại chạy sang loay hoay giúp em làm chuyện này chuyện kia. Cử chỉ lăng xăng của anh có vẻ vụng về, khiến cho em vừa buồn cười vừa cảm động. Vì thế, buổi tối họp lửa trại, em mới lén dúi vào tay anh củ khoai em vùi trong bếp lúc nấu cơm chiều. Em còn trêu:

- Trại sinh bên toán B ăn hết "thịch" (thịt) cá rồi, em chỉ còn củ khoai nóng này tặng anh dùng đỡ cho "dzui"!

Chẳng những anh không giận vì bị em nhái giọng, anh chìa tay ra cầm củ khoai một cách hồn nhiên, mà miệng còn ấp úng nói gì nghe không rõ, em bỗng cảm thấy thương anh chi lạ!

Dân trong làng kế cận khu cắm trại, tối đến xong việc đồng áng cũng ra tham dự trò chơi lửa trại của đám học sinh. Ánh lửa hồng chờn vờn nhảy múa ngọn thấp ngọn cao, nhịp nhàng lung linh với tiếng đàn guitar bập bùng của anh tạo nên cảnh tượng kỳ ảo rất liêu trai. Con Thủy, con gái ông Xã Tài; con Nhạn, con gái ông Lý Trân, ngồi bên em cứ huých cùi chỏ vào hông em từng chập, mỗi lần chúng nó trông thấy anh gật gà gật gù theo điệu nhạc trầm bổng.

Dường như lúc bấy giờ anh say sưa với âm thanh của từng nốt nhạc, không thèm biết gì đang xảy ra chung quanh. Khách quan nhận xét, cả huyện mình đâu có cậu học trò nào chơi đàn ngọt như anh? Chúng nó cũng khoái và để ý "người Sàigòn" có mái tóc chải bảy ba tango lắm đấy! Anh có biết rằng anh đã lọt vào mắt xanh của bọn học trò con gái tinh quái ấy không?

Em còn nhớ tính anh ít nói. Trong lúc mọi người ngồi huyên thuyên, thình thoảng anh chêm một câu pha trò hóm hỉnh mà nhiều khi người nghe không tinh ý, phải mất ba, bốn ngày sau mới hiểu. Cái tính "nghịch" ấy ngày nay anh vẫn không bỏ. Trong bài "Giòng Ðời", em vẫn đọc thấy thấp thoáng cái văn phong đó.

Anh cao lớn, nhưng không gầy như cây sậy và anh đâu có đen đúa xấu trai như anh tự chế diễu mình trong bài văn? Lại còn bày đặt tự chê mình học dốt!

Xong màn văn nghệ và đọc tin thời sự về những chiến thắng công đồn đả viện của bộ đội cụ Hồ cho dân chúng nghe, bọn học trò chạy xuống bờ biển nô đùa với sóng nước. Em nhớ đêm đó trăng lên muộn và trời trong xanh không một vẩn mây. Hình như đốm lửa trại cuối cùng tàn lụi rồi trăng mới lên. Khác với những học trò khác cùng lớp, anh không xuống bờ cát giỡn nước, giỡn trăng. Em thấy anh ngồi tựa lưng vào một cây dừa lả ngọn và đôi mắt đăm chiêu nhìn ra trùng khơi. Anh ngồi yên một cách thư thái, tự tại, đẹp như một pho tượng!

Em biết rồi, người đó đang mơ mộng vì người đó đang yêu?! Lúc bấy giờ những cơn sóng bạc đầu phản chiếu ánh trăng nhấp nhô vờn nhau xô vào bờ, có làm cho tim anh xao xuyến, hởi người nghệ sĩ với cây đàn?

Em là con gái, trời ban cho em cảm nhận bén nhạy hơn con trai. Kinh nghiệm đời trải qua, chắc bây giờ anh đã hiểu rõ điều đó. Hồi ấy, mới thoáng thấy cử chỉ ân cần và ánh mắt trìu mến của anh nhìn em trong lớp học, ngoài sân trường, em đã đọc được ý nghĩ thầm kín của anh. Nhưng em là con gái, đặc biệt vào thời buổi ấy, luân lý và bản tính rụt rè của phụ nữ đâu cho phép em có một cử chỉ gì gọi là biểu đồng tình, dù trong thâm tâm em cũng rất cảm mến anh. Cũng có những đêm nằm một mình vẩn vơ bên cửa sổ ngắm trăng, bỗng nhiên ngửi thấy mùi hoa cau bưởi từ đâu đưa lại, em chợt thèm có anh bên cạnh để... ngắm anh (!) Hoặc để luồn những ngón tay thon nhỏ của mình vào tóc người yêu. Ðó là cái rạo rực rất tự nhiên của người con gái ở tuổi dậy thì khi biết mình đang có một anh chàng đang ngấm nghé.

Em đã đọc đi đọc lại nhiều lần lá thư anh trao. Vì sự bất cẩn của em, con nhỏ Thủy - con gái ông Xã Tài - đọc trộm lá thư em dấu trong sách cho mượn, thế là nó đem đi mách lẻo với mọi người, gây ra sự hiểu lầm đáng tiếc khiến anh sinh lòng oán hận em. Nếu lá thư ấy bị một người bạn gái nào khác đọc thì chẳng đến nỗi nào. Ðằng này con nhỏ Thủy vốn thầm yêu trộm nhớ anh, nên khi nó vớ được lá thư là nó kháo ầm lên để anh phải thẹn thùng với đám bạn gái của em và hai bà chị họ. Nghĩ lại, em chẳng phiền trách gì nó. Âu cũng là tại sợi chỉ hồng không se duyên cuộc tình chúng mình!

Ngày anh cầm tay em lần đầu (và cũng là lần cuối), em đã khóc, đã hết lòng gạn hỏi tại sao anh bỏ học và cố tình lẩn tránh em. Anh cứ lầm lì im lặng. Không ngờ bữa đó anh đã quyết định xuống tàu trở lại chốn phồn hoa. Tuổi trẻ thường hay đặt tự ái quá cao! Anh đi biền biệt để lại cho em nỗi nhớ đoạn trường. Em thẩn thờ biếng nhác việc học hành và công việc trong nhà. Ba mẹ không hiểu chuyện cứ rầy la. Bỗng nhiên em cũng sinh lòng trách cứ anh. Anh đã từ phương xa lại, mình gặp gỡ nhau, anh gieo vào lòng em một vết thương, rồi anh lẳng lặng ra đi không một lời từ biệt. Bạn bè em một đôi đứa đem lòng thương hại, vài đứa trêu ghẹo em mang mối sầu tương tư. Em lại càng giận anh hơn.

Năm 1954, hiệp định Giơ-ne-vơ chia đôi đất nước. Một số người trong làng xã tập kết ra Bắc. Gia đình em vẫn ở lại vì thuộc thành phần địa chủ. Tổng Thống Diệm về nước, đẩy mạnh chiến dịch Tố Cộng. Gia đình em không bị ảnh hưởng gì, vì người ta biết thời ấy ai cũng chống Tây. Nhưng chỉ có một số cán bộ Tố Cộng của ông Diệm lợi dụng quyền thế, thấy em có nhan sắc nên họ gây nhiều khó dễ để cưỡng bách em trao thân gởi phận. Nếu em liều mình nhắm mắt đưa chân, chắc chắn em sẽ cũng được yên thân. Nhưng tính em ương ngạnh, không chấp nhận sự hà hiếp, em bèn tìm đường lên núi để rồi ngả về phía bên kia. Thân gái dậm trường, liều mình bỏ gia đình ra đi đến phương trời vô định, em nào muốn làm một cuộc phiêu lưu? Nhưng định mệnh nghiệt ngã đã đẩy em thành một kẻ ruồng bỏ quê hương!

Anh Duy yêu dấu,

Nhiều đêm em đã khóc, vì nỗi bơ vơ của mình nơi xứ lạ quê người. Em nhớ đến anh thật nhiều. Nhớ đến kỹ niệm của những đêm trăng ở làng quê mình, của những buổi chiều hai đứa rong chơi lang thang trên bờ ruộng lúa vừa mới gặt, của mùi hương ngai ngái từ gốc rạ thoảng đưa trong gió. Và em còn nhớ đến cái giọng Sàigòn ngồ ngộ của anh nữa!

Sự đãi ngộ ở miền Bắc không tốt đẹp như những gì mà "người ta" đã ngọt ngào dụ dỗ em. Cũng như những bộ mặt đàn ông nham nhở (xin lỗi anh) tìm đủ mọi cách chiếm đoạt em. Ở vào bước đường cùng, lần này em đành nhắm mắt đưa chân. Em kết hôn với một ông sĩ quan già hơn em mười lăm tuổi. Trong bài "Giòng Ðời" anh kể rằng em làm lẽ một viên tướng già là không đúng sự thực. Nhưng mà thôi, không sao! Làm vợ chính thức hay làm lẽ, số phận em vẫn hẩm hiu "bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi!"

Chiến tranh ngày càng lan rộng và khốc liệt. Phi cơ oanh tạc hầu như mỗi ngày. Ða số nhân dân miền Bắc đều mong mỏi được quân đội miền Nam giải phóng, vì họ hết chịu đựng nổi đói khổ và cuộc sống hắc ám, rình rập. Em là người miền Nam tập kết muộn. Tập kết vì tưởng mình sẽ đến một nơi như thiên đàng, chứ không phải vì lý tưởng hay bị huyễn hoặc bởi cái chủ nghĩa hứa hẹn không còn cảnh người bóc lột người! Em chỉ tha thiết một điều: Chiến tranh sớm chấm dứt, hòa bình mau trở lại để em được quay về xóm làng xưa. Em tình nguyện xung phong đi chiến trường B (tức là xuôi Nam ) với hy vọng nhìn lại Bố Mẹ già và đàn em dại. Em lên đường như một người tìm về nơi chôn nhau cắt rốn, chứ không phải là kẻ lên đường "làm nghĩa vụ quốc tế" như người ta cổ võ đề cao. Trở về đó, em lại nghe tin đồn phong phanh rằng anh đã trở thành người phi công khu trục của chính quyền Sàigòn. Chao ôi! có lần nào anh say sưa oanh kích mà dưới ấy là chỗ đóng quân của em? Nếu chẳng may bị trúng đạn phòng không, anh nhảy dù xuống và em là người băng bó cho anh, thì không hiểu bọn mình phải xử trí ra sao trong tình huống ấy? May mà điều ấy không bao giờ xảy ra để chúng ta khỏi bị ngỡ ngàng.

Có lần em nhặt được tờ truyền đơn kêu gọi chiêu hồi từ trên phi cơ thả xuống. Em vội dấu kỹ tờ truyền đơn vào lần túi áo trong để chờ dịp thuận tiện là trốn thoát, nhưng cơ hội không bao giờ đến với em cả!

Khi miền Nam được "giải phóng", em nghĩ rằng đây là cơ hội em có thể tìm gặp người bạn tình năm xưa. Em biết rằng gặp nhau thì đôi ta mỗi đứa ván đã đóng thuyền, không còn hy vọng gì chấp nối, nhưng ít nhất mình cũng còn được thấy nhau sau mấy mùa chinh chiến. Niềm hy vọng ấy vội tan biến khi em biết rằng anh đã ra đi nước ngoài. Tâm tình em xen lẫn hai nỗi buồn, vui: Buồn vì không gặp được anh và vui vì anh không phải rước cảnh tù đày. Anh còn nhớ Loan, em gái của em. Nó kết hôn với Cảnh, một người Thiếu tá trong quân đội Cộng Hòa. Chồng nó bị đưa đi "học tập cải tạo", rồi chết vì lao lực trong rừng thiêng nước độc và vì thiếu dinh dưỡng. Loan nhờ chồng em can thiệp cho Cảnh. Như anh biết đấy. Tuy chồng em là tướng Việt cộng mà cũng đành bó tay bất lực. Từ đó Loan không bao giờ nhìn mặt em nữa. Chị em cật ruột bỗng hóa thành kẻ thù. Nỗi khổ tâm ấy do ai gây ra, mà một mình em phải hứng chịu sự khinh khi của gia đình? Tại sao em phải chịu nhiều điều oan nghiệt thế hở anh Duy?

Năm kia, chú Lâm về Sàigòn, chú ấy kể rất nhiều chuyện về anh. Em vô cùng xúc động vì anh vẫn giữ được trong ký ức hình ảnh và tình cảm trân trọng đối với người bạn gái đầu đời. Vận nước điêu linh, thế hệ chúng mình chẳng may phải hứng chịu nhiều thua thiệt. Thật là vô lý khi hai kẻ yêu nhau trở nên vô tình quay mũi súng bắn vào nhau. Ước mong sao những lớp người thuộc thế hệ mình nhìn rõ chân lý để cùng nhau xây dựng lại xứ sở hoang tàn bởi một thứ chủ nghĩa ngoại lai phi nhân. Mình phải có bổn phận nói rõ cho con cháu nên lấy thương yêu, chứ không phải hận thù, bù đắp những lỗi lầm của người đi trước. Có như thế thì mới hàn gắn được những đổ vỡ lớn lao trong quá khứ.

Ðúng bốn mươi năm trước, dưới rặng dừa ở làng quê, anh e ấp trao em lá thư tỏ tình. Anh nao nức chờ đợi hồi âm. Em chưa kịp hồi âm thì không may xảy ra chuyện hiểu lầm. Bốn mươi năm sau, (nhờ đọc được bài văn của anh trên báo), từ phương trời này, một người đàn bà góa bụa và mái tóc đã bắt đầu điểm sương lại ngồi viết thư cho người bạn tình xa cách nửa vòng trái đất để kể lể chuyện đời. Xin cám ơn anh đã cho em một chút nắng trong buổi chiều tàn, "Một Chút Mặt Trời Trong Ly Nước Lạnh!" Ðời em truân chiên đã gặp nhiều bất hạnh, nhưng kể từ khi đọc những dòng tâm tư của anh trên trang báo, em cảm thấy được an ủi phần nào. Bây giờ thì em mới biết ở nơi cuối trời xa thẳm kia có một chàng trai Sàigòn thủa nào vẫn còn giữ trong tim hình ảnh và kỹ niệm đằm thắm của người yêu ban đầu.

Thư viết cho anh đã khá dài. Những giọt nước mưa trên mái nhà cũng đã thôi gõ đều đặn xuống tấm tôn. Ðêm đã xuống từ lâu. Cảnh vật yên lặng như tờ, nhưng dường như trong tiềm thức em vẫn nghe tiếng sóng biển rì rào và âm thanh xào xạc của những ngọn lá dừa cọ xát vào nhau. Biết bao giờ hai chúng ta có thể lại cùng nhau dạo chơi hóng gió chiều và nghe sáo diều trên đường làng quê cũ anh nhỉ? Ấy chết! Em lại lẩn thẩn mất rồi! Ðừng! Chúng mình không nên gặp lại nhau để anh còn giữ trong trí nhớ hình ảnh con bé Nga mười mấy tuổi, má lún đồng tiền và nụ cười răng khểnh.

Em xin dừng bút. Cầu chúc anh dồi dào sức khỏe và gia đình gặp nhiều sự may mắn, an khang, thịnh vượng. Và xin anh nhớ cho rằng ở nơi xứ sở nghèo khó này vẫn có một người luôn luôn thương nhớ anh.

Thân ái,

Em gái anh, Nga

Tái bút: Ðể tránh sự kiểm soát của nhà nước, em trao lá thư này cho một sĩ quan sắp sang Mỹ theo diện H.O. và nhờ ông ta gửi đến chú Lâm bằng đường bưu diện.
Em hy vọng rằng chú Lâm vẫn còn ở tại địa chỉ mà chú cho em trước đây. Ðọc thư em, ước mong anh sẽ hài lòng khi thấu rõ tâm tình của em

Hạm Đội Hoa Kỳ cứu thuyền nhân Việt Nam 6.10.1990 / Thế Nào Anh Cũng Đến






Published on Oct 17, 2012
In the morning of Sunday, the 10th of June, 1990, an American naval fleet of 6 battle ships, while moving from Thailand to the Philippines, discovered a boat full of Vietnamese refugees in international water. The fleet commander gave the order to rescue the boat people. He assembled about 10 Vietnamese speaking military men on the fleet to serve as interpreters and guides. There were 155 men, women and children that were rescued and brought to a refugee camp in the Philippines.

After a period of living in the refugee camp, these boat people were forced to repatriate back to Vietnam. A number of them escaped to the capital city of Manila, and in 1993 were able to settle in a third country, thanks to the campaigning of Trịnh Hội, an Australian lawyer of Vietnamese origin.
Phạm Quốc Hùng, one of the marines on the fleet, has preserved these historical video clips for more than 20 years.
Sáng Chủ nhật ngày 10 tháng 6 năm 1990, một hạm đội Hoa Kỳ gồm 6 chiến hạm trong khi di chuyển từ Thái Lan sang Phi Luật Tân, đã phát hiện một chiếc tàu tỵ nạn Việt Nam trên hải phận quốc tế. Vị hạm trưởng đã hạ lệnh hạm đội thi hành việc cứu vớt các thuyền nhân. Hạm trưởng đã yêu cầu tập họp tất cả quân nhân Mỹ gốc Việt trên các chiến hạm. Có khoảng 10 quân nhân thủy quân lục chiến và hải quân Mỹ gốc Việt được tập trung để hỗ trợ các công việc thông dịch và hướng dẫn. Tất cả 155 nam, nữ và trẻ em đã được cứu vớt và đưa đến trại tỵ nạn Phi Luật Tân.
Sau một thời gian ở trại tỵ nạn Phi Luật Tân, số người này đã bị cưỡng bức hồi hương về Việt Nam. Một số khác trốn trại ra thủ đô Manila sinh sống và sau này được định cư ở các quốc gia thứ ba qua sự vận động của luật sư Trịnh Hội vào năm 1993.
Anh Phạm Quốc Hùng là một thủy quân lục chiến có mặt trên chiến hạm đã gìn giữ tài liệu này quý báu này hơn 20 năm qua.


Đến năm 90 rồi mà người Việt Nam vẫn muốn bỏ xứ mà đi!! cám ơn những người Mỹ đã cứu vớt những thuyền nhân Việt Nam. Mỹ luôn luôn là cường Quốc đúng nghĩa! chơi đẹp và nhân đạo. còn bọn trung quốc dù nó có trở thành cường quốc đi nữa thì trong mắt mọi người vẫn là một kẻ xấu xa, đe tiện nhất trên trái đất này. rất buồn vì đất nước Việt Nam đã xây dựng theo mô hình xã hội kiểu trung cộng.

  • Neu chung ta biet nho on nhung nguoi da cuu vot xin hay song cho xung dang voi su giup do cua ho .

  • Last Vietnamese boat refugee leaves Malaysia

    News Stories, 30 August 2005

    © UNHCR/J.M.Micaud
    Indo-Chinese "boat people" at Malaysia's Sungai Besi Holding Centre in 1988. The last remaining Vietnamese refugee left Malaysia on August 28, 2005.
    KUALA LUMPUR, Malaysia, August 30 (UNHCR) The scene at Kuala Lumpur International Airport on Sunday could have happened in any airport, in any country a group of people gathering to bid farewell and good luck to a departing friend.
    Except the departure of this man 43-year-old Doan Van Viet marked a significant moment in Malaysia's history. Doan was the last remaining Vietnamese refugee in Malaysia out of over 250,000 Vietnamese refugees who had landed on the eastern shores of Malaysia some 20 years ago.
    In May 1975, Malaysia's shores saw the arrival of the first weather-beaten boat, carrying 47 people from Viet Nam. They were the first of what later came to be known as the "boat people", hundreds of thousands of Indo-Chinese refugees who fled to neighbouring countries in the successive communist victories in Viet Nam, Cambodia and Laos.
    "Life was very hard for us back home. We were always harassed by the authorities. I was imprisoned for seven months because the authorities suspected that I was arranging illegal departures for people," Doan said. "When I was released, I was scared for my life and I left with my brother."
    Doan's life in Malaysia began in 1984, when the boat he travelled in washed up on the shores of Pulau Bidong, off the coast of Terengganu in Malaysia. He was 22 then, having fled his home in Chau Thanh in Dong Nai with his brother several days before. In the refugee camp on Pulau Bidong, Doan took classes to learn English and auto mechanic skills.
    Looking back, he stressed that he had a very happy time in Malaysia. His ability to speak two local languages, Bahasa Malaysia and Cantonese, helped him fit in, but finding work was still a challenge as Malaysian immigration laws do not distinguish between refugees and undocumented migrants.
    When the Pulau Bidong camp closed in 1990, he moved to Sungai Besi. This camp was also closed in 1996, and he had to blend in to local Malaysian life outside the camp.
    Twenty years after he fled Viet Nam, Doan is finally returning home with his fiancée, an event welcomed by UNHCR's Representative in Malaysia, Volker Türk.
    "The voluntary repatriation of the last Vietnamese refugee from the boat people period marks the end of an important chapter in the history of refugees in Malaysia," said Türk. "It also shows that a permanent solution can be found for a refugee situation. The fact that Doan Van Viet now has reason to be optimistic about his future is in part due to the efforts of UNHCR staff in Malaysia over the past 20 years. I wish Doan Van Viet and his partner all the very best for rebuilding their lives in Viet Nam."
    Doan himself expressed his happiness to return and is looking forward to starting a new life. "I want to go home to legally marry her," he said, smiling at the Vietnamese woman he met in Malaysia after she arrived there as an illegal migrant in 2003. "Going back also enables me to be close to my family who I have not met since I left home."
    Doan will be met in Viet Nam by his sister.
    "I have watched many friends leave Malaysia to be resettled in other countries. My own brother is in France," he said when asked about his decision to finally return to his roots. 'I feel now is the time to return home with my fiancée to start a new life."
    Since 1975, the UN refugee agency has helped resettle some 240,000 Vietnamese refugees from Malaysia to third countries, while some 9,000 others opted to return to Viet Nam.
    By Bram Steen
    UNHCR Malaysia

    Tuesday, October 15, 2013

    "Nhảy Múa dưới cơn mưa" / Tôi Biết Thế Nào Anh Cũng Đến


    Lúc đó khoảng 8;30 sáng, phòng cấp cứu rất bận rộn. Một ông cụ khoảng trên 80 tuổi bước vào phòng và yêu cầu được cắt chỉ khâu ở ngón tay cái. Ông cu nói ông rất vội vì ông có một cuộc hẹn vào lúc 9 giờ. Tôi bắt mạch, đo huyết áp cho ông cụ xong, tôi bảo ông ngôi chờ vì tôi biết phài hơn một tiếng đồng hồ nữa mới có người đến cắt chỉ khâu cho ông. Tôi thấy ông nôn nóng nhìn đồng hồ nên tôi quyết định sẽ đích thân khám vết thương ở ngón tay cái của ông cụ. vì lúc đó tôi cũng không bận với một bịnh nhân nào khác cả.
       Khi khám tôi nhận thấy vết thương đã lành tốt vì vậy tôi đi lấy dụng cụ để tháo chỉ khâu ra và bôi thuốc vào vết thương cho ông cụ. Trong khi săn sóc vết thương cho ông cụ tôi hỏi ông là ông vội như vậy chắc là ông có môt cuộc hẹn với một bác sĩ khác sáng hôm nay phài không. 
          Ông nói không phải vậy nhưng ông cần phải đi đến nhà dưỡng lão để ăn điểm tâm với bà cụ vợ của ông ở đó. Tôi hỏi thăm sức khỏe của bà cụ thì ông cho biết là bà

    đã ở viện dưỡng lão một thời gian khá lâu rồi và bà bị bịnh Alzheimer (bịnh mất trí nhớ ở người lớn tuổi). Khi nói chuyện tôi có hỏi ông cụ là liệu bà cụ có buồn không nếu ông đến trể một chút. Ông cụ nói bà ấy không còn biết ông là ai nữa và đã 5 năm nay rồi bà không còn nhận ra ông nữa. Tôi ngạc nhiên quá và hỏi ông cụ, " và Bác vẫn đến ăn sáng với Bác gái mỗi buồi sáng mặc dù Bác gái không còn biết Bác là ai nữa?" 

    Ông cụ mĩm cười, vỗ nhẹ vào tay tôi rồi nói:
     "Bà ấy không còn  biết tôi nữa nhưng tôi vẫn còn biết bà ấy là ai." 
      Khi ông cụ bước ra khỏi phòng, tôi phải cố gắng lắm để khỏi bật khóc. Tôi vô cùng xúc động và thầm nghĩ, "Ước gì đời mình có được một tình yêu như thế!"          
         Tình yêu thật sự không phải là tình yêu thân xác, cũng không phải là tình yêu lãng mạn. 
         Tình yêu thật sự là sự chấp nhận tất cả những gì đang có, đã từng có, và sẽ có hoặc không.  
    Mỗi ngày bạn nhận được rất nhiều email và phần lớn là chuyện vui hoặc chuyện khôi hài; nhưng thỉnh thoảng cũng có những email mang theo những thông điệp có ý nghĩa như thế này. Và hôm nay tôi muốn được chia xẻ thông điệp này với các bạn. 
     Người hạnh phúc nhất không nhất thiết là người có được những điều tốt đẹp nhất, mà là người biết chấp nhận và sống một cách tốt đẹp nhất với những  gì mà mình có được. Tôi hy vọng bạn chia xẻ ý tưởng nay với những người mà bạn yêu mến. 

          "Cuộc sống không phải là làm sao để chịu đựng cho qua cơn bão, mà là làm sao để biết nhảy múa dưới cơn mưa".  

    Mùa Thu Đông Kinh / Thanh Lan / Tôi Biết Thế Nào Anh Cũng Đến


    Phim Number Ten Blues “Good Bye Saigon”

    MÙA THU ĐÔNG KINH
       Xin thưa cùng quý vị, Thanh Lan xin mượn tạm tựa đề bài hát để viết về chuyến đi thật lý thú trong 3 tuần vừa qua thăm đất nước Phù Tang. Nói là thăm thì cũng không đúng vì lần này Thanh Lan được hãng phim Nhật mời qua để có mặt với đoàn phim trong 2 Festivals ở Fukuoka và Hiroshima.
        Sở dĩ được mời là vì cuốn phim Number Ten Blues “Good Bye Saigon” do Thanh Lan đóng vai chính cùng với 2 diễn viên người Nhật là Yusuke Kawazu và Kenji Isomura đã được 2 festivals nói trên tuyển chọn để chiếu cùng với 23 nước Á Châu khác như Hồng Kông, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Irak, Ấn Độ.. Đạo diễn Norio Osada cho Thanh Lan biết rằng ở Fukuoka, vì nước Nhật là nước chủ nhà nên phim Nhật không được chấm điểm, có lẽ là vì sợ khán giả Nhật sẽ bầu chop him Nhật. Kết cuộc, tại Fukuoka phim Hong Kông được khán giả yêu thích nhất và đứng thứ nhì là phim Hàn Quốc. Không có giải ba và cũng không có giải riêng cho từng tài tử. Có trên 100 cuốn phim gửi đến thì chỉ có 23 cuốn được mời đến Festival mà thôi.
              Nhắc lại thời gian cuốn phim được quay là vào tháng 1, tháng 2 và tháng 3 năm 1975. Nghe thật là xa xôi phải không quý vị? Bởi vậy ông Osada đã nói với Thanh Lan đây là một phép lạ, tưởng chừng như cuốn phim này đã mất hút luôn với thời gian, nhưng không ngờ nhờ một người quen rất mê phim ảnh đã cho anh Kenji Isomura biết rằng cuốn phim đang được cất trong kho lưu trữ phim ảnh của quốc gia Nhật Bản, và hai người ấy đã có công sức hồi phục cuốn phim đang được cất giữ trong phòng lạnh chỉ có 6 độ từ 37 năm nay. Nghe như chuyện xác ướp Ai Cập, quý vị nhỉ?
                Cuốn phim được quay khi mà tình hình chiến tranh Việt Nam thật là quyết liệt. Cũng có lẽ lúc đó vì đang lo làm phim nên chính Thanh Lan cũng không theo dõi tình hình chiến sự như thế nào rồi. Trong phim có những cảnh quay Saigon cũng như ngoại thành vào những ngày mà Saigon chưa bị đổi tên, nên có một ý nghĩa rất thân thương đối với Thanh Lan khi được xem lần đầu tiên tại nhà riêng vào năm 2012, tại California, do một người Nhật cầm từ Nhật qua cho Thanh Lan xem cuốn DVD và cầm đem về Nhật sau khi Thanh Lan xem xong. Nghe thì tưởng họ nhỏ nhen, nhưng không phải vậy đâu, là vì cuốn phim chưa hề được trình chiếu cho công chúng nên vì vấn đề bản quyền, hãng phim chưa có quyền đưa cho một ai cất giữ mà thôi. Ngoài thành phố Saigon, phim cũng được quay tại thành nội ở Huế, đèo Hải Vân, dọc theo quốc lộ 1 và Long Hải. Nếu sau này quý vị có xem, quý vị sẽ thấy những chiếc xe camion chở lính VNCH trên quốc lộ một. Đó không phải là những người diễn viên đóng vai lính, mà họ chính là những người lính VNCH thực thụ. Và anh chàng quay phim đã lanh tay lẹ mắt quay được hình ảnh của họ vào ống kính của mình để rồi hôm nay, nhìn thấy họ, Thanh Lan chợt rưng rưng nước mắt. Vì không hiểu những chàng chiến sĩ này giờ ở đâu? Còn hay mất?
              Trong phim không phải là một câu chuyện về chiến tranh, chỉ là một mối tình Việt Nhật, với những cảnh đuổi bắt. Ông Godfather, mafia Việt Nam do chính tài tử gạo cội Đoàn Châu Mậu đảm nhận. Trong phim cũng có sự góp mặt của Tú Trinh, Bảo Lâm và Cao Huynh. Trong đoàn làm phim cũng có những chuyên viên Việt Nam phụ giúp cho đoàn phim Nhật, nên đạo diễn Osada có nói nếu Ông có dịp thăm Việt Nam, Ông sẽ đi tìm thăm họ.
        Trở lại với festival tại Fukuoka, đêm khai mạc được tổ chức thật long trọng với thảm đỏ và từng thành viên của từng đoàn phim đều được xướng danh và đứng chụp hình chung với Ông thị trưởng, năm nay mới có 33 tuổi, trông đẹp trai như một tài tử điện ảnh. Thanh Lan rất bồi hồi khi mà tên Thanh Lan – Việt Nam được vang dội lên 4 tầng lầu. Lễ khai mạc cũng như dạ tiệc ngay sau đó được tổ chức tại canal city, một nơi rất lạ lùng với những giòng nước uốn quanh tạo nên cảnh nên thơ và thoải mái cho tất cả khách mời đến với liên hoan phim và cả những khán giả dưới hàng ghế ngồi cũng như những khán giả đứng từ trên lầu cao nhìn xuống sân khấu ngoài trời. Biết là có thảm đỏ nên Thanh Lan đã chọn chiếc áo bằng gấm mỏng màu xanh da trời, được vẽ bằng tay những cành hoa lan màu vàng. Vì mình tên Lan mà.
    alt
              Ngày hôm sau thì là lần đầu tiên Thanh Lan được xem phim của mình trên màn ảnh, mà ngày xưa ở Saigon hay quảng cáo là màn ảnh đại vĩ tuyến. Lúc  nào cũng ngồi giữa Norio Osada và Kenji Isomura, nên đến đoạn những người lính lướt qua màn ảnh, và cảnh hai chị em Lan chia tay nhau, mắt Thanh Lan rươm rướm nhưng cố giấu nỗi xúc động. Có lẽ vì phim được quay từ lâu lắm rồi nên khi xem phim thì Thanh Lan cũng chỉ là một khán giả mà thôi. Chẳng nhớ rằng chính mình đóng trong đó nữa.
              Hết phim thì cả 3 người xuống hàng ghế dành riêng cho đoàn phim ở trước màn ảnh để trả lời những câu hỏi của khán giả. Dĩ nhiên trước khi trả lời những câu hỏi thì mỗi người phải nói lên cảm tưởng của mình khi đến với liên hoan phim. Liên hoan phim đã rất cẩn thận để cho một thông dịch viên người Nhật ngồi ngay sau lưng Thanh Lan để dịch ra tiếng Anh tất cả những gì mọi người đang nói bằng tiếng Nhật cho Thanh Lan nghe. Và dịch ra tiếng Nhật cho khán giả Nhật biết những gì Thanh Lan nói bằng tiếng Anh. Tuy là sống ở Mỹ nhưng Thanh Lan chưa bao giờ phải dùng duy nhất tiếng Anh hàng ngày như trong vòng 20 ngày vừa qua tại Nhật, thật là không thoải mái tí nào. Nhớ tiếng Việt quá đi thôi. Mà tiếng Anh của mình cũng như tiếng Anh của mấy ông Nhật thì nhiều khi đối thoại cũng mệt thật ấy chứ. Nhưng mà Thanh Lan cũng phải công nhận cái cô thông dịch viên người Nhật giỏi thật. Ông đạo diễn đang nói tiếng Nhật mà cô ấy cứ thao thao tiếng Anh vào tai Thanh Lan, không cần suy nghĩ nữa.
    alt
             Nói tóm lại, khán giả rất yêu mến chiếc áo dài màu tím hoa cà của nữ tài tử Việt Nam. Hôm đó là lần đầu tiên gặp gỡ khán giả Nhật nên Thanh Lan cố gắng thật là nhu mì dễ thương như khi mình còn là sinh viên vậy. Đại khái là cũng cám ơn đạo diễn, liên hoan phim và cả những khán giả yêu phim ảnh nên Thanh Lan mới có được niềm vui biết đến thành phố Fukuoka. Mỗi người được nói lên đôi điều nhưng chỉ có 15 phút ngắn ngủi thôi. Vợ của đạo diễn đã ưu ái tặng Thanh Lan một bó hoa thật to. Bà ấy cũng khen tặng Thanh Lan nhiều điều như là đẹp, diễn hay, khiến Thanh Lan cũng đỡ tủi thân vì mình là Việt Nam mà nằm trong phim Nhật còn Việt Nam thì không thấy có phim nào?
             Sau đó, cả 3 người ra ký tên vào sách festival tặng khán giả và chụp hình lưu niệm. Phim Number Ten Blues, Goodbye Saigon được chiếu ba buổi, và buổi nào cũng được sắp xếp như vậy, nhưng buổi thứ ba thì cả 3 đều không có mặt được vì phải lên đường đi Hiroshima sau khi ghé Tokyo 2 ngày.
    alt
              Một điều an ủi là Thanh Lan bất ngờ được một nữ phóng viên Nhật mời phỏng vấn riêng. Cô Mariko Kusakabe rất có thiện cảm với người Việt Nam, cô có cả một website riêng để thông tin những sinh hoạt văn nghệ của người Việt Nam. Cô đã email cho Thanh Lan: “Japanese people who checked your movie were impressed by your movie, I want to watch one more. Japanese people love you”. Vậy mà trước đó Thanh Lan đã nói với đạo diễn là vào ngồi chung với Thanh Lan đi chứ không dám đối đầu với nhà báo Nhật một mình.
             Ở Tokyo, Kenji Isomura, nam tài tử trong phim, giờ đây đã trở thành một business man và là nhà sản xuất của phim đã tổ chức một buổi tiệc nho nhỏ có chừng 15 người có liên quan đến cuốn phim để tiếp đón Thanh Lan đến Tokyo, rất là thân tình và cảm động. Một món quà bất ngờ hãng phim Presario tặng cho Thanh Lan là chiếc đĩa nhựa 45 tour với hai bài hát bằng tiếng Nhật mà Thanh Lan đã thâu từ cuối năm 1973 cho hãng đĩa Victor tại Tokyo cùng với bìa đĩa và món quà được cho vào khung kính cẩn thận. Đúng là người Nhật, làm gì cũng tỉ mỉ và phải cho đẹp mắt. Thanh Lan rất mừng được có chiếc đĩa hát của mình mà từ xưa đến giờ chưa có được trong tay. Vì năm 1974 đáng lý trở qua Nhật để đi các nước Á Châu hát và lăng xê đĩa thì Thanh Lan lại không có được visa để đi Nhật lần thứ hai. Tuy là sung sướng với món quà tặng nhưng nghĩ đến chuyện sẽ phải ôm lên máy bay để về Mỹ, sao mà nó ngao ngán, nhưng trước ngày về Shimpei, anh chàng Nhật luôn luôn hộ vệ Thanh Lan trong những ngày ở Nhật, đã lại cẩn thận cho vào một túi plastic có chừa chỗ cho tay cầm dễ dàng, nên Thanh Lan thở phào nhẹ nhõm.
             Lần này là lần thứ hai, Thanh Lan được đi xe lửa ở Nhật. Năm 2012 cùng với linh mục Cao Sơn Thân đi về Osaka, Kobe để hát ở nhà thờ của Cha. Năm nay cùng với đạo diễn Osada và nhà sản xuất phim Isomura đi về thành phố biển thơ mộng Hiroshima. Khách sạn nằm sát bờ biển và từ trên cửa sổ rộng, Thanh Lan có thể nhìn thấy cảnh chiều tà trên biển. Cảnh mà Thanh Lan thường đi tìm ngắm tại Corona Del Mar, California, gần nơi Thanh Lan hiện trú ngụ.
              Sáng dậy thật sớm, sửa soạn cho đẹp, chạy xuống Metro, chạy qua xe lửa ngồi 3 tiếng đồng hồ, đến Hiroshima có người đến đón đưa cả 3 người thẳng tới rạp hát. Lúc đó khán giả đang xem phim của mình. Nên chờ xong phim thì lại vào gặp gỡ khán giả và trả lời câu hỏi. Theo Thanh Lan thấy thì khán giả Hiroshima thân thiện hơn là ở Fukuoka. Đây là một liên hoan phim toàn phim Nhật. Rồi ngày hôm sau, lại chiếu phim mình nữa, lần này Thanh Lan lại được xem lại cuốn phim của mình lần thứ ba, sau 2 lần ở Fukuoka. Hôm nay vì không phải đi xe lửa nên Thanh Lan không mặc quần tây như hôm qua mà mặc chiếc áo dài đen có thật nhiều cườm và kim tuyến đen. Không nhớ hôm đó Thanh Lan nói những gì mà khi ra về khán giả nhìn theo rất là trìu mến. Thanh Lan nhớ mang máng là có hỏi ngược lại khán giả là khi xem phim khán giả có tin là cô Lan này yêu chàng trai Nhật đến như vậy không? Thì khán giả giơ tay đồng ý là tin. Ở đây cũng có một anh chàng thông dịch viên đứng ngay sau lưng Thanh Lan. Nhưng mà dù là khán giả tỏ vẻ thích mình lắm, Thanh Lan vẫn nghĩ mình cũng ngồi đó chơi cho vui trong đêm loan báo kết quả, chứ khán giả chẳng chọn phim có tài tử Việt Nam đâu vì toàn khán giả Nhật mà. Có trên 30 cuốn phim gửi đến Festival ở Hiroshima thì có 6 cuốn vào finalists, trong đó có Number Ten Blues, Goodbye Saigon.
              Đêm đó tất cả mọi người được mời lên khách sạn Bella Vista tận trên đỉnh núi nhìn xuống biển mênh mông đẹp mê hồn với những hòn đảo nhỏ và ánh sang lung linh từ những ngọn đèn xa xa.
              Người MC loan báo phim được giải bài hát hay nhất. Sau đó phim được khán giả yêu thích nhất. Như trong giấc mơ, Thanh Lan nghe MC đọc tên Number Ten Blues mà tưởng là mình nghe lầm. Quay qua anh chàng thông dịch viên, Thanh Lan hỏi cái gì vậy, thì anh chàng cũng tỉnh bơ trả lời là phim của cô được Audience Award đấy. Đúng là người Nhật, lúc nào cũng nhẹ nhàng, ở Mỹ là mình nhẩy tưng tưng lên rồi. Cũng ráng làm mặt tỉnh nhưng Thanh Lan cũng ôm đạo diễn mà chúc mừng vì Ông là người có công nhất mà. Nhớ ngày nào qua VN làm phim, Ông mới có ba mươi mấy tuổi, bây giờ đã trên 70 rồi. Thời gian qua cái vèo.
    Thấm gian thấm thoát thoi đưa
    Nó đi đi mãi có chờ đợi ai.
        Tuy vậy trong những ngày gặp lại Osada và Isomura, Thanh Lan tưởng chừng như mình được sống lại thời gian đầu năm 1975. Cũng nói đùa, chọc ghẹo nhau mà chẳng ai giận ai, vì đã biết tính nhau rồi. Dạo ấy, khi quay phim xong trở về với thực tế, vào giữa tháng 4, gia đình mỗi người chuẩn bị một túi xách tay với ít đồ đạc tùy thân, tìm tòi, hẹn hò nhau cùng ra đi một lúc. Nhưng không kịp nữa rồi. Isomura thì mới cho Thanh Lan biết, vào năm 2013 này, là sau khi quay phim, đoàn phim Nhật còn muốn ở lại Saigon ít lâu, nhưng tòa đại sứ Nhật đã ra lịnh họ phải về Nhật ngay lập tức nên họ đã rời Saigon vào ngày 10 tháng 4 năm 1975.
               Trở lại với liên hoan phim Hiroshima, người cảm động nhất đêm ấy phải nói là nữ tài tử Nhật Aiko Nagayawa, năm nay đã 72 tuổi. Phim của cô không hiểu sao cũng được cất giữ cho đến bây giờ mới đem ra trình làng. Ông đạo diễn thì mất tích sau khi bị sóng thần. Hai nam tài tử lão thành thì cũng đã qua đời. Giờ chỉ còn mình cô đại diện cho tất cả lên nhận giải thưởng lớn Grand Prix. Phim được giải thưởng này sẽ được phát hành chiếu trên toàn nước Nhật. Đó là một phim xưa của Nhật, câu chuyện xẩy ra từ thời các samourai. Các đạo diễn và tài tử trẻ của Nhật đã ra chúc mừng và khen diễn văn của Thanh Lan họ rất thích.
              Trên chuyến xe lửa trở về Tokyo, đạo diễn cầm chiếc camera nhỏ xíu để quay hình Thanh Lan đang trên xe lửa mà có thấy núi Phú Sĩ, nhưng mùa này Phú Sĩ chẳng có tuyết nên khi vào hình chẳng biết có giống núi Phú Sĩ hay không?
             Trở lại Tokyo, Một buổi phỏng vấn Thanh Lan được quay hình ngay tại basement của trụ sở hãng phim. Thật ra thì ngày nào cũng quay hình. Tất cả những gì Thanh Lan đã nói ở trên đều đã được quay hình và sẽ cộng thêm phần phỏng vấn Osada và Isomura để góp lại thành một cuốn phim tài liệu về cuộc hội ngộ lạ lùng sau 38 năm. Còn một buổi quay hình cuối cùng ở Yokohama, tại bến cảng còn lưu giữ chiếc tàu chiến từ thời đệ nhị thế chiến. Chiếc tàu đã từng chở những chiến binh Nhật còn sống sót sau trận chiến được an toàn trở về đất Mẹ. Nơi đây cũng chính là nơi Ông Phan Bội Châu từng đặt chân lên đất liền mỗi khi qua Nhật. Từ trên đồi cao, trong một vườn hồng dù chưa nở hoa nhưng vẫn có vẻ đẹp riêng, Thanh Lan, Osada, Isomura đã ngồi kể lể với nhau những kỷ niệm của 38 năm trước.
              Vào tuần lễ đầu tiên tại Nhật, cũng đã có một buổi quay hình rất vui nhộn, đó là ở hội chợ Vào Thu của người Nhật ở Fukuoka. Hai cô sinh viên Việt Nam, fans của Thanh Lan, tình nguyện mặc áo kimono cùng đi dạo chơi theo các dẫy hàng quán sáng trưng. Rồi Thanh Lan cùng với Isomura vào đền gì đó Thanh Lan cũng chẳng biết tên nữa. Làm sao mà nhớ nổi mấy cái tên Nhật dài quá trời đi. Cũng bắt chước mọi người xin xăm. Xăm cũng tốt nhưng phải kiên nhẫn. Kiên nhẫn là mẹ thành công mà.
               Tại Yokohama, những ngày cuối cùng Thanh Lan ở tại nhà của Đức và Nhã. Ở đó gặp lại Khuê, người sinh viên đã từng ra đón Thanh Lan tại phi trường Tokyo năm 1973 khi Thanh Lan đến Nhật để hát cho Festival Yamaha giờ đây vẫn ôm chị Thanh Lan thắm thiết như ngày nào. Có khi thắm thiết hơn vì ngày xưa thì đâu dám ôm. Tại Yokohama cũng quen thêm nhiều bạn mới, ai cũng thương mình. Cũng an ủi rất nhiều khi mà đời mình đã gặp phải biết bao chuyện khổ tâm.
              Phim Number Ten Blues, Good Bye Saigon trong năm 2013 đã được chiếu tại các festivals Rotterdam Hòa Lan, Montreal Canada, Fukuoka Nhật, Hiroshima Nhật, Champagne Pháp, Osaka Nhật và cuối cùng là Austin Texas Mỹ trong tháng 10.
    THANH LAN
    Tháng 10 năm 2013
    Poster cuÑn phim Number Ten Blues
    Poster cuốn phim Number Ten Blues
    Thanh Lan và Yusuke Kawazu là 2 tài tí chính cça bÙ phim Number Ten Blues thu hình nm 1975, mãi 38 nm sau mÛi °ãc trình chi¿u.
    Thanh Lan và Yusuke Kawazu là 2 tài tử chính của bộ phim Number Ten Blues thu hình năm 1975, mãi 38 năm sau mới được trình chiếu.
    Thanh Lan và mÙt c£nh trong phim Number Ten Blues
    Thanh Lan và một cảnh trong phim Number Ten Blues
    Nhïng k÷ niÇm quý báu të d)a hát, hình £nh.. cça Thanh Lan trong chuy¿n i Nh­t 40 nm tr°Ûc nay °ãc oàn phim trao t·ng t­n tay cho Thanh Lan. Món quà quý giá vô ng§n.
    Những kỷ niệm quý báu từ dĩa hát, hình ảnh.. của Thanh Lan trong chuyến đi Nhật 40 năm trước nay được đoàn phim trao tặng tận tay cho Thanh Lan. Món quà quý giá vô ngần.
    )a nh¡c Thanh Lan hát b±ng ti¿ng Nh­t 2 ca khúc TuÕi MÙng M¡ (°ãc dËch là The Ages Of Dreams) và ëng Phá Vá Ân Tình (Don't Turn Off The Light Of Love)
    Đĩa nhạc Thanh Lan hát bằng tiếng Nhật 2 ca khúc Tuổi Mộng Mơ (được dịch là The Ages Of Dreams) và Đừng Phá Vỡ Ân Tình (Don't Turn Off The Light Of Love)
    M·t trong cça cuÑn bng nói vÁ tiÃu sí Thanh Lan b±ng ti¿ng Nh­t
    Mặt trong của cuốn băng nói về tiểu sử Thanh Lan bằng tiếng Nhật
    )a nh¡c cça hãng Victor in ­m tên Ph¡m Duy trong viÇc sáng tác ca khúc TuÕi MÙng M¡ và chuyÃn ngï bài ëng Phá Vá Ân Tình
    Đĩa nhạc của hãng Victor in đậm tên Phạm Duy trong việc sáng tác ca khúc Tuổi Mộng Mơ và chuyển ngữ bài Đừng Phá Vỡ Ân Tình
    MÙt thoáng h°¡ng x°a à nhÛ Ýi
    Một thoáng hương xưa để nhớ đời
    M·c dù còn r¥t mÇt sau mÙt chuy¿n bay dài të Tokyo (Nh­t B£n) bay vÁ Hoa Kó tr°a ngày thé nm 3 tháng 10 nm 2013, nï ca s) Thanh Lan v«n vui lòng cho nhïng tình thân chåp £nh trong tình tr¡ng tóc rÑi, môi nh¡t, má không hÓng..
    Mặc dù còn rất mệt sau một chuyến bay dài từ Tokyo (Nhật Bản) bay về Hoa Kỳ trưa ngày thứ năm 3 tháng 10 năm 2013, nữ ca sĩ Thanh Lan vẫn vui lòng cho những tình thân chụp ảnh trong tình trạng tóc rối, môi nhạt, má không hồng..
    Thanh Lan r¥t mÇt nh°ng vô cùng h¡nh phúc vÛi chuy¿n i Nh­t vëa qua
    Thanh Lan rất mệt nhưng vô cùng hạnh phúc với chuyến đi Nhật vừa qua
    Sau bao ngày tháng phiÁn muÙn, Th°ãng ¿ v«n luôn tr£ l¡i cho nàng nhïng món quà b¥t ngÝ cça cuÙc Ýi
    Sau bao ngày tháng phiền muộn, Thượng Đế vẫn luôn trả lại cho nàng những món quà bất ngờ của cuộc đời

    Tôi Biết Thế Nào Anh Cũng Đến

     

    Tôi Biết Thế Nào Anh Cũng Đến